Chi phí vận tải, đặc biệt là cước phí vận chuyển hàng Bắc Trung Nam luôn là vấn đề mà các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ vận tải quan tâm. Theo đánh giá, cước phí vận tải đường bộ tại Việt Nam còn khá cao so với mức trung bình chung của thế giới. Điều đó gây ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp, làm giảm mức độ cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ vận tải Việt Nam. Vì thế, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm các giải pháp để tiết kiệm chi phí vận tải. Tuy nhiên, để làm được điều đó, khách hàng và doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng cùng khả năng điều chỉnh, tối ưu chi phí của từng yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến cước phí tải hàng hóa Bắc Trung Nam.
Một số yếu tố chính ảnh hưởng cước phí vận chuyển hàng hóa
Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển hàng. Theo đánh giá, chi phí nhiên liệu có thể chiếm 30-35% chi phí vận tải hàng hóa tại Việt Nam. Do đó, những biến động lớn về giá xăng dầu sẽ có ảnh hưởng đến cước phí vận tải.
Tại Việt Nam, chi phí nhiên liệu trong hoạt động vận chuyển hàng Bắc Trung Nam không chỉ chịu ảnh hưởng từ giá xăng dầu mà còn từ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và chất lượng phương tiện.
Cơ sở hạ tầng giao thông
Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như độ rộng, độ bằng phẳng, độ an toàn, khả năng chịu tải trọng…là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Hệ thống đường bộ kém chất lượng có thể tăng mức tiêu hao nhiên liệu và độ hao mòn phương tiện.
Tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng giao thông được đánh giá còn yếu kém khiến chi phí khấu hao ngành vận tải hàng hóa cao. Đặc biệt với phương tiện kém chất lượng thì chi phí này trở sẽ thành gánh nặng của doanh nghiệp.
Các loại phụ phí đường bộ, BOT và phí tiêu cực
Tại Việt Nam, ngoài chi phí nhiên liệu thì các khoản phụ phí đường bộ, chi phí BOT và phí tiêu cực là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cước phí vận chuyển hàng Bắc Trung Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng hóa, phụ phí đường bộ và chi phí BOT đã chiếm khoảng 15-30%, phí tiêu cực khoảng 5% chi phí vận tải.
Ước tính lộ trình từ TPHCM đi Hà Nội khoảng hơn 2.000km có đến gần 40 trạm thu phí (BOT), trung bình cứ 64km sẽ có 1 trạm. Với ví BOT không hề rẻ như hiện nay thì đây là một khoản chi phí không nhỏ đối với doanh nghiệp vận tải. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận tải cũng phải chịu nhiều áp lực từ phía lực lượng QLTT, CSGT về các giấy tờ, thủ tục khi vận chuyển hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết, dọc tuyến đường QL1A, xe vận tải hàng hóa thường xuyên bị lực lượng QLTT gây khó khăn, lập biên bản xử phạt, thu giữ giấy tờ, đăng ký xe, bằng lái làm ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vận tải.
Chi phí kho bãi, bến đỗ
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ đều có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, số khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép còn khá nhiều. Trong trường hợp này, nhà cung cấp vận tải buộc phải nhận hàng, lưu kho sau đó chờ ghép hàng rồi mới tiến hành vận chuyển. Do đó, ngoài việc đầu tư bến bãi cho phương tiện, doanh nghiệp cũng cần đầu tư về kho hàng và các công cụ, nhân lực hỗ trợ. Đó cũng là nguyên nhân khiến cước phí vận chuyển hàng ghép đi các tỉnh thường khá cao.
Chi phí vận hành
Đây là một trong những loại chi phí có ảnh hưởng khá lớn đến cước phí vận chuyển hàng hóa. Trong các chi phí vận hành thì chi phí về đầu tư mua sắm và bảo trì, hao mòn phương tiện, nhân sự, đầu tư hạ tầng quản lý để chuyên nghiệp hóa quy trình…chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra, số lượng khách hàng lớn và thường xuyên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cước phí, vì xe càng trống và ít chuyến thì chi phí vận hành càng cao.
Nhiều khách hàng nghĩ rằng, gửi hàng ở các chành xe nhỏ thì chi phí càng rẻ? Đó có thể là suy nghĩ sai lầm, bởi vì cước phí vận chuyển hàng RẺ hay ĐẮT không chỉ nhìn vào giá cả mà còn phải đánh giá một cách toàn diện về chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp. Cước phí được xem là RẺ khi giá cả đó “rẻ” hơn so với chất lượng dịch vụ tương ứng. Mà chất lượng dịch vụ lại được xây dựng từ quy trình vận hành. Một đơn vị vận tải chuyên nghiệp sẽ đưa ra được mức phí cạnh tranh nhất cho doanh nghiệp và phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.
Nhu cầu của khách hàng
Bên cạnh các yếu tố trên, nhu cầu của khách hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển. Yếu tố như loại hàng hóa đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng, kích thước cồng kềnh, yêu cầu riêng về phương tiện, dịch vụ giá trị gia tăng sẽ khiến cước phí vận chuyển cao hơn nhu cầu vận chuyển và hàng hóa thông thường.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng Bắc Trung Nam
Tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa vẫn luôn là bài toán khó không chỉ với khách hàng mà còn với doanh nghiệp vận tải. Đặc biệt là khi chi phí vận tải đường bộ nội địa chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố khách quan thì vấn đề càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số giải pháp để tối ưu cước phí vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp. Đó là:
- Sử dụng phương thức vận chuyển phù hợp
- Lựa chọn đối tác vận chuyển hàng phù hợp
- Lập kế hoạch vận chuyển chi tiết
- Tạo quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác vận chuyển
- Kiểm soát chi phí và quá trình vận chuyển hàng hóa
Những giải pháp này đã được Phượng Hoàng trình bày ở bài viết khác. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo nội dung chi tiết TẠI ĐÂY nhé.